Tin Tức và Bài Viết

Cập nhật những thông tin mới nhất về Bất Động Sản và Cơ Hội Đầu Tư

Phát triển nhà ở đồng bộ với cơ sở hạ tầng tại Tp Hồ Chí Minh

09/11/2023 09:24:08
news image

Từ nay đến năm 2030, TP.HCM sẽ tập trung phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội…

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhà ở đồng bộ với cơ sở hạ tầng

 

Theo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, việc phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ phải đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở cả về giá cả, vị trí, diện tích,… nhằm đáp ứng dân số tăng nhanh. 

Thành phố cũng xác định chú trọng phát triển nhà ở dựa trên cơ sở chỉnh trang, cải tạo khu dân cư hiện hữu, xây dựng mới thay thế chung cư cũ, di dời nhà trên và ven kênh rạch.

Trong quá trình này, thành phố bố trí vốn ngân sách phát triển nhà ở xã hội để các đối tượng thu nhập thấp, đặc biệt khó khăn có thể thuê, mua, đồng thời tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê để đáp ứng nhu cầu ở và khả năng chi trả của người dân có mức thu nhập thấp.

NGƯỜI DÂN TỰ XÂY NHÀ LÀ CHỦ YẾU

Sáng 10/3, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 và công bố Chương trình phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2021 – 2030

Năm 2021, diện tích sàn nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây toàn TP.HCM tăng thêm 3,37 triệu m2 sàn. Trong 9 tháng đầu năm 2022, diện tích sàn nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây toàn TPHCM tăng thêm 4,6 triệu m2 sàn.

Theo Kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2021 – 2025 đã được UBND TPHCM phê duyệt tại Quyết định số 4151/QĐ-UBND (ngày 9/12/2021), dự kiến trong giai đoạn còn lại, diện tích sàn nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây toàn TP.HCM tăng thêm 24,01 triệu m2 sàn.

Để chương trình nhà ở trong giai đoạn tới đạt được mục tiêu đề ra, theo ông Khiết, Sở Xây dựng TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp, như việc phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội; Việc chuyển đổi mô hình nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; Việc cải cách thủ tục hành chính; giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở.

ĐƠN GIẢN HOÁ THỦ TỤC CHO NHÀ Ở XÃ HỘI


Thông tin về định hướng phát triển nhà ở trên địa bàn đến năm 2030, và nhận định về vấn đề nhà ở xã hội phát triển chậm trễ trong thời gian qua Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Huỳnh Thanh Khiết khẳng định rằngvướng mắc lớn nhất là pháp lý đất đai đối với những dự án này. Thủ tục đầu tư nhiều hơn, khó hơn nhà ở thương mại, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai và chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. 

TPHCM phát triển nhà ở sẽ đồng bộ với cơ sở hạ tầng ảnh 1
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Huỳnh Thanh Khiết

Hiện TP.HCM có 40 vị trí làm dự án nhà ở xã hội đang bị vướng. Theo quy định, dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất. Dù vậy, vẫn phải thẩm định giá đất (để rõ giá trị đất đó là bao nhiêu và được miễn), trong khi công tác thẩm định giá kéo dài nhiều năm. 

Để thu hút đầu tư, Sở Xây dựng kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được xem xét giải quyết. 


 

Các bài viết liên quan

Khám phá các nội dung liên quan