Tin Tức và Bài Viết

Cập nhật những thông tin mới nhất về Bất Động Sản và Cơ Hội Đầu Tư

6 phương án hỗ trợ xây dựng cầu Cần Giờ hơn 10.000 tỷ đồng

11/21/2023 09:02:33
news image

Thông tin chung dự án xây cầu Cần Giờ

Theo dự kiến, dự án cảng trung chuyển quốc tế, khu đô thị lấn biển sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm tạo đòn bẩy, đánh thức tiềm năng, phát triển toàn diện huyện Cần Giờ. Việc cần làm đầu tiên là xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, trước hết là cầu Cần Giờ nhằm phá vỡ thế biệt lập, nối liền huyện đảo và trung tâm TP.HCM.

Hiện nay dự án xây cầu Cần Giờ đang được Sở Giao thông vận tải TP.HCM hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu, chuẩn bị báo cáo UBND TP.HCM xem xét trước khi trình HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm 2023.

Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết, cầu Cần Giờ là công trình có vai trò đặc biệt đối với không gian quy hoạch phát triển của Thành phố. Đây là huyện đảo biệt lập với TP.HCM, mọi hoạt động giao thương đều đang phụ thuộc vào phà Bình Khánh dẫn tới nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Do đó, ngay từ khi UBND TP.HCM công bố thông tin về việc đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, rất nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ sự quan tâm.

Cầu Cần Giờ sẽ phá vỡ thế biệt lập, nối liền huyện đảo và trung tâm TP.HCM. Ảnh: Hữu Chánh ảnh 1


Ngày 1/3/2019, phương án thiết kế cầu Cần Giờ với biểu tượng cây đước của Công ty CP Kidohu đã được chọn để triển khai Dự án Đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ. Theo công bố của Sở Giao thông vận tải, cầu Cần Giờ dự kiến dài hơn 3,6 km với 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự án gần 10.000 tỷ đồng, được đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP.

6 phương án xây dựng cầu nối hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ

Bài toán huy động nguồn vốn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cầu Cần Giờ hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của TP.HCM.

Về cơ chế, chính sách, Nghị quyết 98/2023/QH15 vừa có hiệu lực sẽ giúp TP.HCM giải bài toán vốn cho Dự án. “Dự án hoàn toàn có thể được triển khai bằng các hợp đồng BOT, BT (theo hình thức trả chậm bằng tiền theo cơ chế của Nghị quyết 98). Thậm chí nhờ có cơ chế đặc thù, nguồn ngân sách được giữ lại của TP.HCM giai đoạn tiếp theo hoàn toàn có thể cân đối để sắp xếp cho dự án cấp bách này”, ông Lịch khuyến nghị.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn đưa ra 6 phương án hướng tuyến xây cầu Cần Giờ, gồm: ba hướng kết nối từ đường 15B (song song đường Huỳnh Tấn Phát đã được quy hoạch trong khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè), sau đó băng qua sông Soài Rạp đến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ; ba phương án khác, đường dẫn của cầu nối vào đường Huỳnh Tấn Phát.

Trong đó, hai phương án được đánh giá khả thi là 4A và 4B (hướng tuyến tương tự nhau), với điểm đầu nối vào đường 15B. Đây cũng là hướng trước đó UBND thành phố đã lựa chọn và được Thủ tướng chấp thuận bổ sung trong quy hoạch giao thông trên địa bàn.

TP Hồ Chí Minh: Dự chi 10.500 tỷ đồng xây dựng công trình cầu Cần Giờ |  VTV.VN


Ba phương án còn lại, gồm: 

Phương án 1, cầu Cần Giờ có điểm đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát đi sát chung cư Phú Mỹ Thuận. Khi đến Trường THCS Phú Xuân sẽ chuyển hướng đến nhà máy X51 của Công ty TNHH MTV đóng và sửa tàu Hải Minh. Sau đó, cầu vượt sông Soài Rạp qua huyện Cần Giờ, kết nối vào đường Rừng Sác, cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phương án 2, đường dẫn cầu Cần Giờ từ đường Huỳnh Tấn Phát, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi đi về hướng chùa Phước Nguyên. Từ đây, cầu vượt sông Soài Rạp hướng tuyến phương án 2A.

Phương án 3, đường dẫn cầu theo đường Huỳnh Tấn Phát đi sát chung cư Phú Mỹ Thuận. Khi đến Trường THCS Phú Xuân, công trình đi về hướng miếu Bà Châu Đốc 2 rồi vượt sông Soài Rạp. Khi sang Cần Giờ, hướng tuyến của cầu tương tự phương án 2A.

Các bài viết liên quan

Khám phá các nội dung liên quan