Tin Tức và Bài Viết

Cập nhật những thông tin mới nhất về Bất Động Sản và Cơ Hội Đầu Tư

Quy hoạch thành phố Thủ Đức mới nhất

14/11/2023 07:33:09
news image

Giới thiệu chung về thành phố Thủ Đức 

Thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sắp nhập 3 quận cũ là quận 2, quận 9, và quận Thủ Đức.

Vị trí địa lý của thành phố Thủ Đức 

Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Theo bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
  • Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)
  • Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương

Thành phố Thủ Đức (2021–nay)

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). 

  • Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức
  • Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm
  • Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.

 

Quy hoạch giao thông thành phố Thủ Đức

 

Các dự án quy hoạch giao thông quận Thủ Đức nằm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông của TP.HCM từ 2021 đến 2030, hứa hẹn tạo ra hệ thống giao thông mạnh mẽ, cải thiện được tình trạng tắc đường.

 

 

Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến theo bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức như: 

  • Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có điểm khởi đầu tại ngã tư với Đại lộ Mai Chí Thọ ở Quận 2, TP.HCM.
  • Tàu điện ngầm số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là một tuyến metro quan trọng. Dự kiến khi hoàn thành, nó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và thị trường bất động sản ở Thủ Đức.
  • Đại lộ Phạm Văn Đồng, với chiều dài 13,6km và chiều rộng từ 30m đến 65m cùng 12 làn xe, kết nối Đông Bắc với Trung tâm TP.HCM.
  • Dự án hầm chui Mỹ Thủy giúp giải quyết ùn tắc giao thông và cung ứng vận tải hàng hóa đến cảng Cát Lái.
  • Hầm chui Thủ Thiêm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đại lộ Đông Tây, ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực Đông và Thành phố Thủ Đức.
  • Cầu Thủ Thiêm 2 là cây cầu kết nối khu đô thị Thủ Thiêm mới với trung tâm TP.HCM, hỗ trợ giao thông và giảm áp lực tại khu vực này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc di chuyển.

 

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức 

 

Ngày 19/6/2023, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2912/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức trong năm 2023: 

  • Thành phố Thủ Đức sẽ trở thành một đô thị loại I trực thuộc TP. HCM, phát triển dưới mô hình đô thị sáng tạo với tương tác cao.
  • Thủ Đức sẽ là trung tâm phía Đông của TP. HCM, tập trung phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa và giáo dục.
  • Đô thị này sẽ là tâm điểm đổi mới sáng tạo, dựa trên nền kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển.
  • Focus vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo cấp cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, cũng như tài chính - thương mại - dịch vụ.
  • Thành phố Thủ Đức sẽ là hạt nhân trong việc đổi mới sáng tạo và phát triển hạ tầng số.
  • Đồng thời, Thủ Đức cũng sẽ là điểm nối kết khu trung tâm hiện có của TP. HCM với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các khu đô thị, khu chức năng quan trọng ở phía Đông.
  • Đề xuất nâng cao chất lượng các khu vực chức năng hiện có như khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đại học quốc gia Tp. HCM, khu công nghệ cao, cảng Cát Lái, để tạo sự đa dạng và phù hợp cho phát triển đô thị.
  • Đồ án quy hoạch tập trung vào việc xác lập các trung tâm mới để thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính - thương mại - dịch vụ của Thủ Đức.
  • Cụ thể, phường Trường Thọ được xem là một trong những trung tâm chính của Thủ Đức, nhờ vị trí thuận lợi cho cả đường thủy, đường bộ và hạ tầng metro. Theo quy hoạch, phường Trường Thọ sẽ phát triển thành một khu đô thị mới, nằm dọc theo tuyến đường Xa Lộ Hà Nội và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.

 

Bản đồ quy hoạch thành phố Thủ Đức

 

Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức - Thành phố tri thức

 

Trong định hướng phát triển hạ tầng kinh tế tri thức: Thủ Đức sẽ phát triển theo mô hình kinh tế dịch vụ, tri thức, tập trung vào các hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp. Vì vậy, việc phát triển các hạ tầng kinh tế tri thức là vô cùng quan trọng để chuyển đổi hoạt động kinh tế từ công nghiệp sang dịch vụ và các ngành có giá trị cao.

Hạ tầng kinh tế tri thức bao gồm: các cơ sở giáo dục, trường đại học, các khu “vườn ươm” doanh nghiệp, phòng thí nghiệm, cũng như các hạ tầng công nghệ để hỗ trợ phát triển. Các hạ tầng kinh tế tri thức hiện hữu tại TP.HCM bao gồm các khu trường đại học, công viên phần mềm và trí tuệ nhân tạo Quang Trung, khu công nghệ cao, khu cộng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ mới.

Các bài viết liên quan

Khám phá các nội dung liên quan