Giá căn hộ hạng sang tại TP. HCM tiếp tục phá đỉnh
Hai dự án cao cấp tọa lạc tại TP.HCM – Saigon Spirit và Empire City – gần đây đã được Sở Xây dựng TP.HCM đưa vào danh sách cho phép bán ra thị trường.
Đọc thêmCập nhật những thông tin mới nhất về Bất Động Sản và Cơ Hội Đầu Tư
Dự báo thị trường kinh tế Việt Nam năm 2023 có tiềm năng phát triển tích cực. Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vững chắc trong tương lai.
Trong sáu tháng đầu năm 2023, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức và sự bất ổn từ kinh tế toàn cầu:
● Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước
● Lĩnh vực dịch vụ đang dẫn đầu đà phục hồi kinh tế nhờ các chính sách kích thích tiêu dùng trong nước phát huy hiệu quả, nền kinh tế mở cửa trở lại từ ngày 15/3/2022 và từ sự phục hồi của du lịch lưu trú sau COVID.
● Mặc dù tăng trưởng mạnh 11% vào năm 2022, nhưng giá trị xuất khẩu đang giảm (khoảng 12% so với nửa đầu năm 2022) do tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu lớn (bao gồm Hoa Kỳ và EU) bị thu hẹp.
● Thị trường chứng khoán chịu tác động bất lợi từ chính sách của Chính phủ) và các sự kiện tiêu cực trên thị trường tài chính quốc tế
Trong 8 tháng năm 2023, chỉ có tháng 2 và tháng 8 chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tương ứng đạt 51,2 điểm và 50,5 điểm, các tháng còn lại, chỉ số PMI đều dưới ngưỡng 50 điểm. Đặc biệt, chỉ số PMI tháng 5/2023 đã giảm xuống 45,3 điểm, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 11/2022, phản ánh sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động mua hàng và việc làm giảm.
Trong 9 tháng năm 2023 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, đơn hàng sụt giảm. Xu hướng ngày càng gia tăng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam khiến doanh nghiệp bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của Việt Nam vẫn tích cực, Việt Nam vẫn được kỳ vọng là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh vào năm 2023, trong khi phần còn lại của thế giới được dự báo sẽ tiếp tục trải qua suy thoái nghiêm trọng.
Với tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết của Chính phủ; với phương châm chủ động nắm tình hình, bình tĩnh, tự tin, tỉnh táo xác định nhiệm vụ, giải pháp phù hợp trong điều hành kinh tế; với sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội, nhiều chính sách, giải pháp ban hành và triển khai thực hiện đúng thời điểm; với tinh thần năng động, linh hoạt, chủ động vượt khó, không khoanh tay đứng nhìn của cộng đồng doanh nghiệp đã đưa kinh tế nước ta vượt khó, đang dần lấy lại đà tăng trưởng, giữ vững ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, GDP 9 tháng tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước.
Cho đến nay, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực với mức tăng trưởng GDP năm 2023 dự kiến trên 5% (theo Fitch, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)). Năm 2022, GDP Việt Nam tăng 8%, vượt các nước châu Á
GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 tăng 3,72% so với cùng kỳ. Trong khi cả khu vực nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ đều có xu hướng tích cực, thì khu vực công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những bất ổn chính trị trên toàn thế giới:
Khám phá nội dung liên quan
Hai dự án cao cấp tọa lạc tại TP.HCM – Saigon Spirit và Empire City – gần đây đã được Sở Xây dựng TP.HCM đưa vào danh sách cho phép bán ra thị trường.
Đọc thêmTrong 10 năm tới (2021 – 2030), kinh tế Việt Nam tiếp tục có những thuận lợi và bất lợi, thời cơ và thách thức đan xen. Dự báo đến từ Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ 2019 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia.
Đọc thêmMô hình second home chỉ vừa mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng phân khúc này đã phát triển mạnh nhiều thập kỷ qua tại các quốc gia phát triển. Đây là loại hình “nhà thứ hai” chuyên phục vụ mục đích du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày của gia đình vào mỗi cuối tuần. Hoặc thường xuyên phục vụ vào các mùa du lịch. Mô hình second home tại Việt Nam có thể cho thuê trong thời gian không có nhu cầu sử dụng.
Đọc thêmSự xuất hiện của các ca bệnh nhiễm Covid-19 gia tăng đã khiến Chính phủ Singapore nâng thang cảnh báo DORSCON (điều kiện hệ thống ứng phó với dịch bệnh) lên mức Màu Cam (mức độ bệnh nguy hiểm, dễ dàng lây lan từ người sang người). Nhiều sự kiện tổ chức đám đông đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Nhiều người đang tránh những nơi đông đúc vì sợ nhiễm virus. Các cơ sở thực phẩm và đồ uống, các điểm tham quan du lịch và trung tâm mua sắm đang cảm thấy chịu nhiều sức ép từ virus.
Đọc thêmCho phép chúng tôi lưu trữ và truy xuất thông tin trong Cookies? Cookies là tài liệu lưu trữ các thông tin của website, sinh ra trong quá trình bạn sử dụng website này. Mục đích của Cookies là giúp bạn có trải nghiệm sử dụng website tốt hơn. Điều khoản bảo mật